Loạt các động thái tích cực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ và tín hiệu giảm lãi suất được kỳ vọng sớm thúc đẩy thị trường hồi phục. Song, một số chuyên gia quan ngại, xác suất để thị trường sớm tươi sáng sẽ không sớm xảy ra.
Tình hình thực tế đang diễn ra như thế nào?
Kể từ đầu năm tới nay, Chính phủ liên tục có các động thái nhằm tháo gỡ vướng cho thị trường địa ốc. Nhiều chính sách được ban hành nhằm góp phần khơi thông về pháp lý cho các doanh nghiệp, dự án bất động sản. Về tín dụng, phía Ngân hàng Nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh lãi suất điều hành.
Các tín hiệu tích cực này đã góp phần “phá băng” thị trường địa ốc khi thanh khoản bắt đầu ghi nhận sự cải thiện trở lại tại một số phân khúc hướng về nhu cầu ở thực trên thị trường địa ốc. Nhiều kỳ vọng đặt ra, trên cơ sở đó, thị trường sớm hồi phục và sôi động trở lại.
Song trong dự báo đầy thận trọng, ông Albero Beretta, CEO của I.F.O SRL dự báo thị trường bất động sản sẽ phục hồi vào giữa năm 2024 trong điều kiện nếu không có những biến số rủi ro, những sự kiện không mong đợi khác xảy ra như chiến tranh và đại dịch.
TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, khó có sự phục hồi sớm lạc quan từ nay đến cuối năm 2023. Đến năm 2024, ông Hiển phân tích, trong tình hình kinh tế có sự phục hồi, xuất khẩu ổn định và nền kinh tế thị trường nội địa thuận lợi, bất động sản sẽ tan băng. Nhưng theo vị chuyên gia này, sự hồi phục chỉ xảy ra ở khu vực đông dân cư, nơi có đầu tư khai thác tốt.
Mặc dù thừa nhận các động thái của Chính phủ đang tác động tích cực đến thị trường địa ốc song ông Hiển nhấn mạnh, chúng ta không thể đòi hỏi Chính phủ hành động để cho thị trường bất động sản tăng trưởng ngay lập tức. Vấn đề cần hiện tại là ổn định hệ thống tài chính trước, ngoài ra cần có một nhịp điều chỉnh về lãi suất. Ông Hiển kỳ vọng có thể sẽ xuất hiện thị trường mới vào đầu năm 2024.
Trả lời phỏng vấn báo chí, TS. Bùi Trinh, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh rằng chính sách của Chính phủ rất quyết liệt nhưng việc thực thi chính sách hoàn toàn chưa như kỳ vọng mà Chính phủ, doanh nghiệp và cả thị trường bất động sản đều đang trông chờ.
Theo vị chuyên gia này, các động thái, chính sách của Chính phủ có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tâm lý tích cực hơn đối với thị trường bất động sản nhưng chưa đủ mạnh để tạo ra nhiều chuyển biến cho thị trường này. Nhìn chung, mức độ thẩm thấu của các chính sách gần như bằng không nên thị trường hiện nay không ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực.
Theo ông Trần Mạnh, CEO doanh nghiệp địa ốc đến từ Hà Nội, độ “ngấm” của chính sách vào thị trường cần có thời gian phản ứng. Dù phản ứng tức thì đã xuất hiện sau tín hiệu giảm lãi suất cũng như gỡ vướng thị trường của Chính phủ chính là niềm tin đầu tư bắt đầu khôi phục.
Để thị trường hồi phục hoàn toàn cần nhiều yếu tố bổ trợ, trong đó lớn nhất là niềm tin của nhà đầu tư. Ở hiện tại, nhiều nhà đầu tư đang chật vật thoát hàng trong khi một số lượng các nhà đầu tư lại chờ đợi giá bất động sản hạ để vào tiền. Tâm lý trái chiều này khiến cung – cầu khó tương tác, gặp nhau, dẫn đến thanh khoản thị trường yếu.
Ông Mạnh còn cho rằng, mức lãi suất cho vay bất động sản đang giảm dần bằng mức lãi suất trước dịch. Ông Mạnh đánh giá, thời điểm 2018-2020, dù lãi suất cho vay bất động sản thả nổi khá cao nhưng người mua vẫn mạnh mẽ xuống tiền vào bất động sản. Diễn biến này trái với hiện tại. Điều đó có thể cho thấy, niềm tin của nhà đầu tư rất quan trọng. Theo ông Mạnh, lượng tiền trong dân còn lớn. Con số này thể hiện hàng trăm nghìn tỷ đồng gửi tiết kiệm nằm trong hệ thống nhà băng.
“Thị trường cần thời gian để lấy lại lực, cân bằng lại cơ cấu sản phẩm, nguồn cung và nhu cầu cũng như giá bất động sản. Sau thời gian này, thị trường sẽ có sức bật trở lại”, ông Mạnh nói thêm.
Nguồn: https://markettimes.vn/thi-truong-bat-dong-san-cuoi-nam-se-ra-sao-32697.html
Lời bình:
Sau các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS đã có những tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, phải nhìn nhận một vấn đề là thị trường chưa khoác lên mình bức tranh tươi sáng như nhiều nhà đầu tư ngắn hạn kỳ vọng. Lý do một phần lớn do tình hình kinh tế thế giới nói chung đang rất bất ổn. Lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát tốt, nhưng nền kinh tế chúng ta hội nhập khá tốt, cũng vì vậy, thị trường thế giới ảm đạm, khiến tình hình kinh tế của Việt Nam không thể không bị ảnh hưởng.
Thực tế cho thấy, tuy lãi suất được điều chỉnh giảm liên tục (ngược với xu hướng của thế giới do ta kiểm soát được lạm phát), nhưng khả năng cho vay lại là một vấn đề lớn. Nhiều doanh nghiệp đang phải thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu đơn hàng. Rõ ràng, một tâm lý hoang mang, lo sợ về kinh tế thế giới đang ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý sản xuất trong nước. Trực tiếp là đơn hàng giản. Dòng tiền hiện nay đang phải quay trở lại theo dạng dòng vốn duy trì của nhiều doanh nghiệp.
Điều này ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực khác chứ không riêng gì BĐS (đơn cử như thị trường chứng khoán). Vì vậy, theo quan điểm của Batdongsan3m.com, từ nay tới cuối 2023, thị trường vẫn sẽ có giao dịch (tập trung chủ yếu vào các sản phẩm để ở, kinh doanh được ngay). Các sản phẩm đầu tư sẽ đánh mạnh vào giá. Mức giá tốt thì dòng tiền nhàn rỗi (của những nhà đầu tư dài hạn), dư dả, sẽ chảy vào.
Vì vậy, nếu là phục vụ mục đích để ở hoặc kinh doanh, thì từ nay tới cuối năm (dòng sản phẩm này sẽ không giảm giá, ngoại trừ những sản phẩm cục bộ như BĐS phát mãi ngân hàng, sẽ không giảm giá, thậm chí tăng) vẫn sẽ là thời điểm tốt để mua. Hoặc các nhà đầu tư dòng tiền, mua nhà xây sẵn để cho thuê sẽ là kênh đầu tư đáng để xem xét.
Theo: Hạnh Phúc (Đất Hạnh Phúc)
Trả lời