Thấy gì từ việc Hà Nội SIẾT phân lô tách thửa?

Mới đây, Sở TN&MT Hà Nội đã có văn bản đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất.

Đáng chú ý, đó là Sở TN&MT đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500 m2 (gồm: thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất), đã được UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Động thái này của đơn vị này được cho đến từ tình trạng bát nháo phân lô mà các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Thực tế, tình trạng mua lô đất to, phân thành lô đất nhỏ đã diễn ra từ nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, cùng với cơn sốt đất vùng ven, xu hướng “bỏ phố về rừng” nghỉ dưỡng, tránh dịch đã đẩy nhanh cuộc săn tìm của các nhà đầu tư đối với đất nông nghiệp. Các sàn bất động sản hoặc nhóm những nhà đầu tư hùn vốn, mua lô đất to hàng nghìn m2 và phân thành các lô có diện tích nhỏ từ 60-80m2.

Ngay cả đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp cũng được đem ra phân lô hoặc tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng rồi tiến tới khâu phân lô, bán nền. Tình trạng này diễn ra mạnh tại các khu vực vùng ven Hà Nội như Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất…

Có nên siết lại?

Việc siết lại đối với việc phân lô tách thửa đất nông nghiệp là nên làm. Trong khi chủ trương dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp để ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đang được đẩy mạnh thì việc tách đất nông nghiệp như một hành động ngược lại với mục tiêu trên. Và đặc biệt, việc tách thửa này chỉ có lợi cho một nhóm nhỏ, không đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội.

Hơn nữa, phân lô tách thửa đất nông nghiệp còn có nguy cơ phá vỡ quy hoạch định hướng của Nhà nước. Việc tách thửa, mục đích cuối cùng cũng là chuyển đổi mục đích sang đất ở. Vô hình chung sẽ tạo những khu dân cư mới ngoài quy hoạch sẵn có. Phân vùng dân cư nhưng lại chia nhỏ quỹ đất nông nghiệp trong tương lai, hạn chế khả năng cơ giới hóa. Lệch đi mục tiêu ban đầu.

Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ phân lô tách thửa đất nông nghiệp là cần thiết. Đảm bảo tính định hướng và lành mạnh hơn cho thị trường BĐS.

Có nên đầu tư tiếp vào phân khúc đất phân lô?

Tương lai, quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đầu tư vào đất phân lô là đón đầu xu hướng. Tuy nhiên, việc đón đầu này phải xác định thời gian bao lâu vốn đầu tư sẽ nằm trong hạng mục đầu tư của mình. Đất phân lô nếu là đất nông nghiệp thì còn phải căn cứ vào quy hoạch định hướng tương lai và chắc chắn sẽ phải đặt tầm nhìn dài hạn hơn.

Đối với đất phân lô là đất thổ cư. Thời gian đầu tư sẽ nhanh hơn so với đất nông nghiệp (thời gian đầu tư đã loại bỏ yếu tố tạo sóng đầu cơ, thổi giá). Thị trường sẽ lớn hơn cho đất thổ cư. Dễ thanh khoản hơn và đặc biệt tránh được rủi ro trong việc không chuyển đổi được mục đích sử dụng. An toàn cho khoản đầu tư.

Đất nền phân lô tại Bắc Ninh?

Trong những năm gần đây, việc phân lô tách thửa cũng được Bắc Ninh đưa vào quy củ nhiều. Đặc biệt công tác hiến đường đã được hạn chế. Quỹ đất tại Bắc Ninh cũng hạn hẹp dần, đặc biệt là những khu đất có nhiều tiềm năng.

Bắc Ninh vẫn tiếp tục là thị trường thu hút được FDI lớn trong top 6 của cả nước. Vốn đầu tư vào Quế Võ và Yên Phong là 2 địa phương dẫn đầu trong tỉnh. Như vậy, với việc cải thiện cơ chế chính sách cùng thái độ cởi mở với nguồn đầu tư nước ngoài, tập trung vào các khu công nghiệp, thị trường BĐS theo đó (đặc biệt ven các khu công nghiệp) sẽ ngày càng nở rộ. Đây sẽ là kênh đầu tư lợi nhuận cao trong ngắn hạn (1-5 năm tới). Trong tương lai xa hơn, quỹ đất lớn hết (gần như chắc chắn, do nhu cầu đất để phát triển công nghiệp là rất lớn, kéo theo nhu cầu các loại đất khác cũng gia tăng), các nhà đầu tư đất phân lô thời điểm hiện tại sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ so với vốn đầu tư ban đầu.

Quý bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin mới nhất về tiềm năng tương lai khi đầu tư tại Bắc Ninh:

Một số khu vực bạn đọc có thể nghiên cứu đầu tư tại Quế Võ:

 

Bình luận đã bị đóng.

Gọi ngay