Nửa năm không bán được lô đất lướt sóng do đâu?

Nửa năm không bán được lô đất lướt sóng 1,7 tỷ đồng đây là title bài được đăng trên báo Vnexpress ngày 3/6/2022 (nguồn: https://vnexpress.net/nua-nam-khong-ban-duoc-lo-dat-luot-song-1-7-ty-dong-4471561.html?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews),

Có phải do giá quá cao?

Bài viết có nội dung dưới đây:

“Có thời điểm, lô đất của tôi được đồn thổi có giá hai tỷ đồng nhưng không ai giao dịch.

Nhiều người giàu lên nhờ đất đai nhưng cũng có người nghèo đi vì đất đai, còn tôi đang đau đầu vì một lô đất bán nửa năm nay không có ai mua.

Đầu năm 2020, tôi có dành dụm được gần 700 triệu đồng, đang không biết đầu tư vào đâu thì có người bạn rủ tôi đầu tư đất nền ở tỉnh. Vốn tính cẩn thận, tôi điều tra, xem rất kỹ pháp lý, vị trí của dự án…

Lô đất của tôi nằm trong khu dân cư của một thị trấn. Nơi này do gần kề một khu công nghiệp nên có nhiều người sinh sống. Dân cư khá sầm uất, tôi dự tính sẽ nhanh thoát hàng được nên xuống tay. Tất nhiên là có vay thêm tiền ngân hàng và chung vốn với người bạn.

Lô đất 120 m2 thời điểm đó có giá 1,65 tỷ đồng. Thời điểm đó trở về sau, kể cả mấy đợt Covid-19 đi qua, giá đất đều tăng liên tục ở khắp nơi. Chỗ tôi đầu tư cũng không ngoại lệ, từng có thời điểm lô đất của tôi vọt lên gần hai tỷ đồng.

Nhưng đó chỉ là nghe nói mà thôi. Nhiều người gọi điện hỏi mua nhưng đều kêu giá xuống. Bây giờ, do muốn lấy vốn làm ăn việc khác nên chúng tôi muốn bán nhanh. Nhưng đã rao bán nửa năm nay với giá 1,7 tỷ đồng nhưng chẳng ai mua.

Người có nhu cầu mua ở thì không đủ khả năng. Người đầu tư thì chê giá đó quá cao. Còn người dân địa phương thì vừa chê giá cao, vừa có sẵn đất ở từ lâu rồi nên chẳng ai có ý định mua làm gì.

Thật khổ. Nhiều người cứ nghe nói buôn đất là làm giàu được, nhưng hãy thử đi buôn đi rồi mới biết trần ai cỡ nào.”

Do đâu? Đi tìm nguyên nhân

Giá đất được hình thành trên cơ sở cung cầu của thị trường. Cầu tăng nhiều hơn so với cung sẽ làm giá tăng. Như vậy, nếu cầu không tăng, thì nguy cơ là giá cũng sẽ không tăng, ít nhất là như vậy.

Như bài viết trên, nhà đầu tư kia lựa chọn khu đất trung tâm thị trấn, gần Khu công nghiệp hiện hữu, rất tiềm năng. Nhưng tại sao lại khó thoát hàng. Nguyên nhân dễ hình dung đó là KCN đã hiện hữu, quy mô về lao động, dân số sẽ không thể biến động mạnh trong một thời gian ngắn. Đồng thời cũng không có yếu tố quy hoạch mới, hạ tầng mới để tác động tâm lý cho nhà đầu tư về một cơ hội tăng giá trong tương lai và gia tăng nhu cầu.

Nhu cầu mà không tăng đương nhiên, giá sẽ cũng chững lại, khó thoát hàng là chuyện đương nhiên.

Giá BĐS đôi khi tăng, tăng chóng mặt đôi khi chỉ cần một tin đồn, một thông tin quy hoạch mới. Nhưng nhà đầu tư cần phải tỉnh táo khi tin đồn đó phải có cơ sở, quy hoạch đó phải được công bố. Nói chung phải có căn cơ thì mới được.

Tất nhiên, với trường hợp nhà đầu tư trên, việc anh ta đầu tư dài hạn, ắt vẫn có lãi, nhưng đó dĩ nhiên không phải trong ngắn hạn (trừ khi có tin đồn từ một đội ngũ nhà đầu cơ đã có thâm niên về việc tạo ra con sóng ngắn hạn của thị trường).

 

Bình luận đã bị đóng.

Gọi ngay