THỦ TỤC GIẢI CHẤP NGÂN HÀNG NHÀ Ở HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI

Thực tế hiện nay, nhiều dự án được CĐT thế chấp cho ngân hàng để lấy vốn đầu tư. Giữa CĐT và NH cho vay đầu tư có những thỏa thuận riêng để các các sản phẩm (căn hộ) được phép bán cho bên thứ 3. Như vậy, khi mua căn hộ vẫn đang trong diện thế chấp. Để đảm bảo quyền lợi, người mua có quyền yêu cầu người bán minh bạch thông tin. Có thể yêu cầu giải chấp ngân hàng đối với căn hộ đang giao dịch.

THỦ TỤC GIẢI CHẤP NGÂN HÀNG

Người mua căn hộ hình thành trong tương lai có thế chấp tại NH sẽ có lợi về mặt pháp lý

CĐT chỉ được thế chấp dự án khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có hồ sơ, thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt;
– Có GCN hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất;
– Dự án phải xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật;
– Không nằm trong phần dự án mà CĐT đã thế chấp;
– Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu;
– Không bị kê biên thi hành án, chấp hành QĐ hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không thuộc diện đã có QĐ thu hồi đất, giải tỏa, phá dỡ của cơ quan nhà nước.
– Có Giấy phép xây dựng (GPXD) nếu thuộc diện phải có GPXD theo quy định của pháp luật.

Để thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai mua của CĐT trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, người mua cần có:

  • Có hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư;
  • Văn bản chuyển nhượng HĐMB nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng HĐMB nhà ở theo quy định;
  • Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà cho CĐT theo tiến độ thỏa thuận trong HĐMB;
  • Không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện; tranh chấp về HĐMB nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng HĐMB nhà ở này;
  • Các điều kiện quy định (quy định dự án được phép bán- như trên).

Với trường hợp mua nhà ở hình thành trong tương lai và thế chấp với ngân hàng không có cam kết 3 bên với chủ đầu tư.

Thủ tục giải chấp ngân hàng nhà ở hình thành trong tương lai

Thỏa thuận về giải chấp tài sản thế chấp phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chi tiết:
– Khi có nhu cầu giải chấp. Bên thế chấp gửi văn bản đề nghị giải chấp, giấy tờ có liên quan theo thỏa thuận về giải chấp giữa các bên cho bên nhận thế chấp;
– Bên nhận thế chấp có văn bản đồng ý giải chấp. Hoàn trả cho bên thế chấp văn bản đồng ý giải chấp, các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp theo thỏa thuận về giải chấp giữa các bên.

Sau khi có văn bản đồng ý giải chấp. Hai bên sẽ thực hiện theo văn bản thỏa thuận. Qua đó, người được giải chấp có thể sử dụng tài sản được giải chấp cho các thủ tục khác theo mục đích giải chấp.

Bình luận đã bị đóng.

Gọi ngay