Tình hình dịch Covid-19 hiện nay còn quá phức tạp. Các thành phố lớn đang phải gồng mình chống lại các làn sóng dịch bệnh. Với diễn biến như vậy, việc kéo dài giãn cách là kịch bản đáng quan tâm nhất. Khi đó, ảnh hưởng của dịch bệnh sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội và thể trạng nền kinh tế. Bất động sản cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng to lớn đó.
Thu nhập giảm
Mới đây, “ngày 24/8 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam ấn bản tháng 8/2021. Báo cáo nhận định GDP Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% cho cả năm 2021 (nguồn: CafeF). Như vậy, tín hiệu kinh tế vẫn tương đối khả quan. Tuy nhiên phải nhìn nhận một thực tế, việc giãn cách kéo dài khiến nguồn thu nhập xã hội giảm sút. Điều này tác động trước mắt tới việc chi tiêu, đặc biệt chi tiêu trong bất động sản. Nhu cầu vẫn rất cao nhưng tâm lý e ngại khi phải vay gia tăng. Dẫn tới cầu về BĐS sẽ bị ảnh hưởng.
Tình trạng bán tháo do đâu?
Thực tế ghi nhận thị trường, tình trạng bán tháo chỉ xảy ra cục bộ. Nhìn chung thị trường vẫn đang trong quỹ đạo ổn định, giá không biến động quá nhiều. Thậm chí, có một vài địa phương, tiêu biểu là Bắc Giang, sau khi kiểm soát tốt được đợt bùng dịch hồi tháng 5 vừa qua, một số nơi thị trường đã sôi động trở lại. Giá BĐS tại các khu vực này còn có dấu hiệu gia tăng. Tình trạng bán tháo hay giảm giá bán chưa được ghi nhận tại địa phương này. Các nhà đầu tư sẵn tiền mặt vẫn săn tìm những vị trí tốt để mua gom. Đón đầu đà tăng khi dịch được kiểm soát hoàn toàn.
Như vậy, việc bán tháo, giảm giá bán được ghi nhận phần đa là do việc vay nợ từ ngân hàng, trong lúc dịch bệnh thu nhập giảm sẽ khiến gánh nặng tài chính lớn hơn. Họ buộc phải ra hàng để giảm thiểu khoản lỗ. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư có tài chính mạnh, họ không có gánh nặng tài chính, sẵn sàng tìm mua thêm trong lúc thị trường đang chững lại.
Thị trường sắp tới sẽ diễn biến thế nào?
Điều này sẽ rất khó nói trong tương lai gần. Thị trường vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào công tác kiểm soát dịch bệnh. Dịch càng kéo dài, tình hình bán tháo sẽ gia tăng, khi thu nhập càng giảm, các khoản “gồng lỗ” sẽ càng trở nên nặng nề quá mức chịu đựng của nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc đi mua gom lại của các nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm và tài chính tốt chắc chắn vẫn sẽ tiếp diễn.
Với các đánh giá khả quan từ ngân hàng thế giới, cùng hàng loạt các dự án FDI đã cam kết từ đầu năm 2021, việc thị trường BĐS hồi phục mạnh sau dịch có thể là kịch bản đúng đắn. Đặc biệt, thời gian gần đây, Nhà nước đã có nhiều quy định mới, khiến nguồn cung trở nên khan hiếm hơn.
Do đó, theo góc nhìn của Batdongsan3m.com, thị trường sẽ không có nhiều biến động từ giờ tới cuối năm 2021 và thời điểm đầu 2022- Tết Nguyên Đán sẽ là thời điểm bùng nổ trở lại. Và tất nhiên, chúng tôi cũng kỳ vọng vào việc hồi phục sớm của thị trường. Điều đó có nghĩa công tác kiểm soát dịch bệnh đã được làm tốt.