Một đô thị được lên cấp sẽ tác động rất mạnh tới giá BĐS của khu vực đó. Không phải chỉ vì lên cấp đô thị mà vì những tiêu chí đô thị đó đáp ứng được. Những tiêu chí đó phản ánh trình độ phát triển kinh tế, hạ tầng xã hội, mức sống, mức thu nhập của người dân.
Lên thị xã đồng nghĩa với việc đô thị hóa cao hơn. Người dân đô thị trở nên đông đúc hơn, do vậy, cầu về BĐS theo đó cũng sẽ tăng lên. Cùng nhiều yếu tố khác. Vì vậy, nắm được những tiêu chí này sẽ giúp ích khá lớn cho việc theo dõi và lựa chọn cơ hội đầu tư hợp lý.
Các tiêu chí để thành lập thị xã
Tiêu chuẩn thành lập thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2011/NĐ-CP về thành lập thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, phường, thị trấn như sau:
Thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập khi đạt các tiêu chuẩn sau đây:
1. Chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành, đầu mối giao thông, giao lưu, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của một vùng trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại IV.
3. Quy mô dân số đạt từ 50.000 người trở lên.
4. Mật độ dân số khu vực nội thị đạt từ 4.000 người/km2 trở lên.
5. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị đạt từ 75% trở lên so với tổng số lao động.
6. Tỷ trọng công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ – du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 75% trở lên.
7. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 42/2009/NĐ-CP.
8. Có quy hoạch chung đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Thời gian xây dựng đồng bộ từ 01 năm trở lên.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chuẩn thành lập thị xã thuộc tỉnh, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 62/2011/NĐ-CP.