“Lan đột biến 46 tỉ” ở Điện Biên đã được bán “như con lợn, con gà”

Lan có giá trị đối với những người biết thưởng thức. Càng có giá trị với những người sưu tầm. Nhưng cộng đồng này có đủ lớn, cộng đồng chơi và sưu tầm lan thực thụ? Đợt nóng sốt của thị trường “Lan đột biến” vừa qua trên thực tế là làn sóng fomo của thị trường, mà mang đúng nghĩa là cuộc chơi tài chính hơn là thú vui tao nhã kia.

Một thứ có giá trị và càng ngày càng có giá trị khi cộng đồng cần nó càng mở rộng. Tức thị trường dành cho thứ giá trị đó ngày càng lớn. Những thứ giá trị đó sẽ ngày càng tăng giá nhất là nó đáp ứng được đa phần cuộc sống của con người và đặc biệt nó hữu hạn, hoặc tạo ra nó rất khó khăn.

“Lan đột biến” đặt ra một câu hỏi về đầu tư: Đâu sẽ là khoản đầu tư có tính an toàn cao (tuy rằng lợi nhuận có thể thấp trong ngắn hạn)?

Bất động sản sẽ là câu trả lời rõ ràng và dễ hình dung nhất. Ai ai cũng có thể thấy được tầm quan trọng và thị trường của nó rộng lớn thế nào (không thể phủ nhận bên cạnh BĐS còn nhiều hạng mục đầu tư khác cũng đem lại tính an toàn cao như vàng, trái phiếu nhà nước,…). Tuy nhiên, chúng tôi xin đưa ra ví dụ rõ ràng này để quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những ý ở trên.

Quay trở lại nói về lan, chúng tôi xin trích dẫn bài viết của Báo Lao Động để quý bạn đọc có thêm thông tin nhận định cho riêng mình. Sau đây là nội dung bài viết:

Cây lan “Hồng hạ vân Sín Sủ” ở Điện Biên từng gây xôn dư luận khi được được trả giá tới 46 tỉ đồng hồi đầu tháng 6 năm 2021 vừa được chủ nhân giao bán với mức giá thấp đến bất ngờ.

Như Lao Động phản ánh trong loạt bài “Thực hư “lan đột biến” có giá 46 tỉ đồng ở Điện Biên”, vào tháng tháng 6.2021, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về một cây lan đột biến có giá 46 tỉ đồng của một gia đình dân tộc Mông tại bản Sín Sủ, xã Xá Nhè, tỉnh Điện Biên.

Ngày 15.6, ông Lờ A Tráng – Chủ tịch UBND xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên cho biết: “Đó là cây lan của gia đình anh Thào A Phổng, ban đầu mua lại của người khác sau đó cây lan đẻ được 3 nhánh rồi ra hoa và được người ta trả giá 46 tỉ”.

“hiện tại nếu được 5-6 trăm triệu đồng thì cũng bán”

Sau đó vài ngày, khi làm việc với chính quyền địa phương, anh Thào A Phổng cho biết, cây lan có giá mấy chục tỉ là do người ta đồn thổi, “hiện tại nếu được 5-6 trăm triệu đồng thì cũng bán”.

Ông Lờ A Tráng cho rằng cần cảnh giác với dấu hiệu lừa đảo vì trước đó, anh Phổng mua cây lan này của một chủ khác, khi cây lan nở hoa và đẻ nhánh thì lại có một nhóm người đến trả giá 46 tỉ đồng nhưng lại không mua. Do đó, ông Tráng đặt câu hỏi: “Nếu như cây lan thực sự có giá trị như vậy, tại sao trả giá xong họ lại không mua”.

Từ khi có tin đồn về cây lan có tên gọi Hồng Hạ Vân ở bản Sín Sủ – một số người gọi là “Hạ Vân Sín Sủ” – giá vài chục tỉ đồng, đã có rất nhiều người từ các nơi đến xem. Gia đình chủ nhà đã phải tổ chức trông coi, bảo vệ vì cây lan được coi là tài sản có giá trị rất lớn.

ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Chỉ bán được ít tiền thôi, không đủ sửa mấy gian nhà gỗ”.???

2 tháng sau, ngày 13.8, khi PV quay lại tìm hiểu thì được người dân cho biết, “cây lan 46 tỉ” đã được một chủ vườn lan mua lại với giá 3,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, khi trò chuyện với PV, anh Thào A Phổng vô cùng ngạc nhiên khi biết họ nói đã mua cây lan của anh 3,5 tỉ đồng! Anh cho biết: “Chỉ bán được ít tiền thôi, không đủ sửa mấy gian nhà gỗ”.

Khi PV hỏi cụ thế anh đã bán được bao nhiêu thì anh Phổng nói: “Cái này không nói được vì nó là “đạo đức kinh doanh…” và họ cũng dặn mình không được nói”.

Nói thêm về cây lan, anh Thào A Phổng cho biết, ban đầu 2 chú cháu mua về treo ở cây rồi treo ở bờ rào chẳng ai để ý, đến khi nó ra hoa thì nhiều nhóm người đến xem và họ bảo cây lan này phải được 46 tỉ, nhưng họ chỉ nói thế thôi chứ không mua.

“Nó như bán con lợn con gà, họ bảo con này phải được từng này, từng kia nhưng họ lại không mua nên cuối cùng có người mua rẻ mình cũng vẫn phải bán, nếu không để lại không biết chăm thì nó cũng chết” – anh Phổng nói.

Theo VĂN THÀNH CHƯƠNG báo Lao Động

 

Bình luận đã bị đóng.

Gọi ngay